Chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua hơn 400 bức thư tay

  • 13/04/2024 08:41:20

"Thư cho em" kể lại cuộc tình kéo dài 50 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và bà An Vinh - nữ đại biểu Quốc hội những khóa đầu, thông qua lời kể của ông Hoàng Nam Tiến, con trai út của hai người.

Dở khóc dở cười những câu chuyện về kiêng và 'yêu' quá đà trong ngày TếtVì sao lại là "Thư cho em"?

Thư cho em bắt đầu bằng lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến về sự kiện tướng Hoàng Đan qua đời vào năm 2003. Mẹ của tác giả, bà An Vinh, yêu cầu Hoàng Nam Tiến xếp đặt để những bức thư và nhật ký của hai ông bà sẽ đi theo ông Hoàng Đan về thế giới bên kia.

Ông Hoàng Nam Tiến đã "to gan trái lời mẹ" giữ lại thư từ của ba mẹ trong suốt 50 năm, từ những năm 1953, thuở mới quen, cho đến quãng thời gian sau này.

Qua nhiều ngày tháng, mỗi lần đọc thư, hiểu về tình cảm ba mẹ, cùng với những ký ức về ba mẹ, tác giả đã cảm thấy nỗi thôi thúc phải viết xuống cuốn sách này.

Sau 13 ngày ra mắt, Thư cho em đã tái bản và liên tục cháy hàng trên nhiều nền tảng thương mại điện tử.

Chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua hơn 400 bức thư tay

Bìa sách "Thư cho em" (Ảnh: Nhã Nam)."Thư cho em" - Chuyến tàu du hành về tình yêu thời "ông bà anh"Thư cho em đưa người đọc lên chuyến du hành thời gian quay về những năm đạn lửa của thế kỷ 20, khi cả nước đi qua cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vì chiến tranh, thời gian bên nhau của thiếu tướng Hoàng Đan và bà An Vinh rất ít ỏi. Trong khi vị tướng chinh chiến khắp các chiến trường ác liệt, người vợ ở nhà chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái và phấn đấu vì sự nghiệp.

Bao nhớ thương, giận hờn và chờ đợi, cặp vợ chồng chỉ biết gửi gắm qua hơn 400 lá thư cho nhau, kéo dài qua bao dấu mốc lịch sử của dân tộc: chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh năm 1968, Quảng Trị năm 1972, Sài Gòn năm 1975, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, năm 1884...

Những lá thư ấy cũng trở thành sợi dây buộc chặt tình yêu của hai người.

Câu chuyện của tướng Hoàng Đan và bà An Vinh không chỉ là chuyện của một đôi trai gái, một đôi vợ chồng, mà còn là tình yêu của cả một thế hệ, một thời kỳ của đất nước.

Lùi lại gần một thế kỷ, nhịp bước của tình yêu cũng chậm lại với những ngày xa cách đằng đẵng của đôi trẻ, thời buổi không có phương tiện liên lạc ngoài những bức thư, những lần gặp mặt trực tiếp ít ỏi… giữa những khoảng thời gian ấy là nhớ thương vời vợi.

"Cái hôn đầu tiên anh đặt lên môi em hôm ấy… có lẽ ngày ấy cũng đánh dấu quan hệ của chúng ta qua một bước mới phải không em? Sau đó 2 hôm anh lên Mậu Lâm và chia tay em đi học. Cái buổi sáng em dậy nấu cơm cho anh ăn và hai chúng ta nói chuyện hứa hẹn với nhau.Chắc em giận anh: 'Anh đi làm tròn nhiệm vụ là đủ rồi, em sẽ vĩnh viễn yêu anh mặc dầu có xa cách hay anh có thương tật đi nữa em cũng một lòng yêu anh'. Anh nhớ vậy, mà anh cũng tin như vậy".

Chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua hơn 400 bức thư tay

Tác giả Hoàng Nam Tiến (Ảnh: Nhã Nam).

Trong chiến tranh, trước thử thách lớn nhất là đạn bom và cái chết, tình yêu của họ trở nên mãnh liệt, độ lượng và vị tha.

Để hỏi cưới được bà An Vinh, năm 1953 ông Hoàng Đan đã liều lĩnh xin rời đơn vị trước chiến dịch Thượng Lào, cả đêm đạp xe về quê hỏi vợ rồi lại vào đơn vị.

Ông đã đạp xe hơn 1.300 km từ Điện Biên về Nghệ An rồi ngược lên Lạng Sơn hỏi vợ… Khi thành vợ chồng, ông cũng có niềm tin mãnh liệt sẽ "sống sót trở về với em" và mang niềm tin ấy đi qua kháng chiến chống Mỹ khốc liệt.

Bà An Vinh khi là một cô gái trẻ đến lúc là một người vợ, một người mẹ vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ, cùng gia đình vượt qua những năm tháng bom đạn.

Tình yêu của họ cũng được đặt phía sau tình yêu đất nước. Cả một đời binh nghiệp, hơn 30 năm ông Hoàng Đan hầu như không ở nhà, mà dành toàn bộ tuổi trẻ và cuộc đời của mình cho sự nghiệp chiến đấu cho hòa bình.

Chưa một cái Tết nào ông ở nhà. Bà An Vinh trong suốt thời gian đó nén lại nỗi nhớ thương xa cách, kiên trì lao động, học tập và phát triển, nuôi con… Họ, giống như lớp lớp người người thời đó đã hy sinh hạnh phúc riêng cho nhiệm vụ chung lớn lao là giải phóng dân tộc.

"Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn và còn phải một thời gian nữa và được như anh mong thì tốt, tức là năm nay kết thúc được chiến tranh, năm nay sẽ có một Điện Biên của 1972, Điện Biên đánh Mỹ.Tháng 5/1954 kết thúc đánh Pháp, anh về cưới em. Nếu năm nay kết thúc chiến tranh, anh về sống bên em thì đúng mười tám năm em nhỉ. Mười tám năm xa nhau để làm nhiệm vụ đánh Mỹ. Xa nhau bao thương nhớ, nhưng nếu thắng lợi thì sự hy sinh đó cũng xứng đáng.Anh vẫn khỏe, năm nay chiến đấu liên tục. Khá căng thẳng nhưng anh vẫn chịu đựng được...".Không phải ngẫu nhiên tác giả Hoàng Nam Tiến lựa chọn một trích dẫn kinh điển của văn học Liên Xô làm lời đề dẫn: "Năm tháng sẽ trôi qua, những cuộc chiến sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi không gào thét, và sẽ còn lại không phôi pha tấm lòng em dịu dàng, nhẫn nại và chan chứa yêu thương". 

Tác giả tự nhận mối tình của ba mẹ mình mang cảm hứng lãng mạn cách mạng.

Chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua hơn 400 bức thư tay

Thiếu tướng Hoàng Đan và người vợ của mình (Ảnh: Hoàng Nam Tiến).Những bài học cùng yêu, cùng sống, cùng trưởng thành của thế hệ trước

Những câu chuyện nhỏ trong Thư cho em mang đến cho người đọc nhiều chiêm nghiệm suy tư về tình yêu và đời sống hôn nhân ở bất kỳ thế hệ nào.

Ông Hoàng Đan xuất thân trong một gia đình danh giá, được học hành đầy đủ và sớm đi theo cách mạng. Không chỉ nỗ lực học tập và nghiên cứu nghệ thuật quân sự Đông - Tây, vị tướng còn say mê văn học, nghệ thuật, triết học, tâm lý học…

Bà An Vinh xuất thân là một cô bé đi ở, có khát khao đổi thay số phận mạnh mẽ. Năm 1954, khi ông Hoàng Đan đạp xe lên tận Lạng Sơn hỏi cưới, bà đã quyết… từ chối, vì muốn tập trung phấn đấu công tác.

Khi đã cưới chồng, bà có ý thức sâu sắc về việc "phải học bằng chồng" để có nhận thức, trình độ học vấn… bằng bạn đời của mình. Ngoài nuôi con và làm việc, bà học hết cấp 2, cấp 3, rồi học lên cao hơn nữa, trở thành một mậu dịch viên xuất sắc, một đại biểu Quốc hội.

Theo tác giả, cách bà An Vinh phấn đấu "phải giỏi bằng chồng" có nhiều ý nghĩa với các bạn trẻ hiện đại. Nếu không cùng nhận thức, tầm nhìn, quan điểm sống và kinh nghiệm, sẽ không thể hiểu và đồng cảm cho nhau. Và hạnh phúc nhất, là trong hành trình học tập của bà An Vinh luôn có chồng ủng hộ.

"Anh thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh như vậy, cái đó cũng không hại gì. Em tùy anh nhé.Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khăn nào không vượt qua được. Paven mù hai mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được hay sao?".

Trong đời sống hôn nhân không thiếu đi những hờn ghen và giận dỗi. Xuyên suốt cuộc tình 50 năm, qua những chi tiết rất nhỏ, tác giả kể về cách tướng Hoàng Đan hết mực chiều vợ, động viên, lo lắng; cách bà An Vinh bao dung cho những đức tính rất đàn ông của chồng mình…

Độc giả sẽ cảm nhận được họ không chỉ là vợ chồng, là ba mẹ, mà còn là đồng chí và những người bạn đời, vì tình yêu, vì gia đình, vì hiểu và trân trọng những điều tốt đẹp của nhau mà cả đời vun vén, nỗ lực chung sống với nhau.

YêuỞ một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được emTheo Dân TríXem link gốcẨn link gốc https://dantri.com.vn/van-hoa/chuyen-tinh-cua-thieu-tuong-hoang-dan-va-vo-qua-hon-400-buc-thu-tay-20240410160347214.htm?fbclid=IwAR3o061y3V_ZinfM99hmKrCAjzPJx8E_0ItXzSTG3dpz0xJQ3oepLvmLwAI_aem_AQP4znwIwldgTOxlcALUS5XjLfYbIlUe-bQw0vsLvwqvGmVGjPyG14md42md8hkyLHUSj9SG74lSCX6pSNjw_4EC Chia sẻ

Nguồn 2sao.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua hơn 400 bức thư tay - Nhịp Sống

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều