4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Thói quen số 3 vô cùng phổ biến ở người Việt

  • 04/01/2022 10:25:18

Những sai lầm trong thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày. Để dạ dày khoẻ mạnh thì cần loại bỏ ngay những thói quen dưới đây.

 

Hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh dạ dày, trong đó viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất và có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, một số người sau khi mắc viêm dạ dày lại chẳng mấy bận tâm, cho rằng viêm loét dạ dày không phải là bệnh nghiêm trọng. Thực tế, nếu người bị viêm loét dạ dày không chữa trị kịp thời lâu dần bệnh có thể chuyển biến thành ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày sẽ chuyển biến thành ung thư dạ dày?

Thói quen ăn uống không lành mạnh kèm một số nguyên nhân khác có thể gây ra các tổn thương cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Lúc này cơ thể sẽ tự động tìm cách để chữa trị và tái tạo các niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Trong quá trình tự chữa trị, cơ thể có thể sẽ sản sinh ra cả các tế bào xấu, các gen đột biến. Các tế bào gen đột biến này sẽ phát triển và có thể biến thành các tế bào ung thư. Vì vậy, sau khi bị viêm dạ dày, người bệnh cần kịp thời điều trị, đồng thời cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa viêm loét dạ dày biến thành ung thư dạ dày.

4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày1. Uống trà hoặc cà phê quá đậm đặc trong thời gian dài

Trà hoặc cà phê quá đậm đặc chứa một lượng lớn caffeine gây kích thích cho hệ thần kinh trung ương, khiến cho dạ dày co bóp liên tục và tăng cường tiết ra axit dịch vị. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày và gây cản trở cho quá trình tiêu hoá, gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và rất dễ gây ra viêm loét dạ dày. Nếu những người mắc sẵn các bệnh về dạ dày uống quá nhiều cà phê hoặc trà đậm trong thời gian dài sẽ làm chậm quá trình điều trị và hồi phục, lâu dần sẽ biến chứng thành ung thư dạ dày.

4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Thói quen số 3 vô cùng phổ biến ở người Việt

Ảnh minh họa:

Người mắc các bệnh dạ dày không nên uống trà hoặc cà phê quá đặc

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh* Nhịn ăn sáng

Trải qua một đêm dài, thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa hết, nếu không ăn sáng đúng giờ sẽ gây ra đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, hãy giữ thói quen ăn sáng đúng giờ để đảm bảo dạ dày luôn khỏe mạnh. Mọi người nên đa dạng hóa các món ăn sáng, hấp thụ các món ăn có lượng protein cao như trứng gà, các món ăn từ đỗ và đậu, thịt nạc,...

* Không ăn tối quá muộn

Nếu ăn tối quá muộn cơ thể sẽ không kịp tiêu hóa hết lượng thức ăn. Điều này rất dễ gây áp lực lên thành dạ dày và thành ruột, gây tổn thương niêm mạc dạ dày nghiêm trọng. Ngoài ra, ăn tối muộn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, về lâu về dài còn rất dễ gây ra tình trạng viêm thực quản hoặc viêm dạ dày trào ngược. Buổi tối mọi người nên ăn những món thanh đạm dễ tiêu hóa, hạn chế ăn đồ ăn vặt, đồ nướng, lẩu,... Đồng thời, khoảng ba tiếng trước khi đi ngủ mọi người cũng nên hạn chế ăn uống.

Đối với những người đã có tiền sử mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, ăn tối quá muộn hoặc ăn những món ăn khó tiêu, ăn đêm,... sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ăn chung mâm, chung đũa

Vi khuẩn HP được biết đến là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày, lâu dần có thể biến thành ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở trong niêm mạc dạ dày và có khả năng lây nhiễm cao. Người Việt Nam thường có thói quen ăn uống ngồi chung mâm, các đĩa thức ăn được bày sẵn trên bàn, ai ăn món gì thì sẽ tự dùng đũa của mình để gắp. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có một người bị nhiễm khuẩn HP thì việc ăn chung mâm, chung đũa có thể khiến các thành viên trong gia đình cùng nhiễm vi khuẩn HP. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị viêm dạ dày vì người bệnh có khả năng tái lây nhiễm vi khuẩn HP do ăn chung mâm với nguồn lây khác.

4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Thói quen số 3 vô cùng phổ biến ở người Việt

Ảnh minh họa:

Ăn chung mâm làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP

4. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh khiến cho thức ăn chưa được nhai kỹ và nghiền nát, khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn gây ra tình trạng thức ăn tích tụ quá nhiều trong dạ dày. Hậu quả là gây áp lực lên thành dạ dày, khiến thành dạ dày phải co bóp liên tục để tiêu hóa một lượng lớn thức ăn, làm giảm chức năng của dạ dày. Ngoài ra, việc ăn quá nhanh cũng có hại cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, lâu dần có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Mọi người nên cải thiện thói quen ăn nhanh nuốt vội thành ăn chậm nhai kỹ; nên nhai khoảng 20 lần trước khi nuốt để thức ăn được nghiền nát, như vậy sẽ làm giảm bớt áp lực cho thành dạ dày và hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

Nếu không muốn bệnh viêm dạ dày tiến triển nặng hơn, mọi người nên cải thiện các thói quen ăn uống không lành mạnh ở trên. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tránh tình trạng xúc động căng thẳng quá mức gây kích ứng dạ dày. Đồng thời, mọi người cũng nên khám định kỳ, để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh viêm loét dạ dày. Chữa khỏi viêm loét dạ dày từ sớm là chìa khóa để phòng tránh ung thư dạ dày.

 

xahoi.com.vn

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Thói quen số 3 vô cùng phổ biến ở người Việt - Sức Khỏe

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều